Bài hay

Wednesday, February 9, 2022

Nực cười: Đầu năm đám kền kền toàn nói chuyện “gở mồm”

 Mã Phi Long

Sáng 7/2 vừa qua (tức mùng 7 tháng Giêng năm Nhâm Dần), tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam), UBND tỉnh và huyện tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2022. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới dự và cũng đã thực hiện nghi thức tịch điền cùng nhân dân địa phương.


Chủ tịch nước tham dự Lễ hội Tịch Điền

Một hình ảnh đẹp, nhân văn như vậy lại bị đám kền kền Việt Tân cùng đám con nhang đệ tử cũng như đám ngáo chiên và quạ đen trong Công giáo như Đặng Hữu Nam xỉa xoáy, mỉa mai theo đúng nghĩa “ghen ăn tức ở”. Đám kền kền giở trò “bới lông tìm vết” soi mói đến từ trâu cho đến cày. Luận điệu của chúng nêu ra cũng thật khiến cho dư luận phì cười.

Đúng là nhàn cư vi bất thiện, nghề của đám kền kền là vậy, chúng tìm cách soi mói từng chi tiết để vịn cớ xuyên tạc. Năm nay, con trâu trong lễ Tịch Điền được bà con nông dân trang trí có thêm vằn và một số hình thù khác mang nhiều ý nghĩa khác nhau và cũng là sự sáng tạo của người nông dân. Thế nhưng, đám kền kền thì không thấy vui cho lắm vì chắc chắn không phải là họ không ưa trâu mà đơn giản vì có sự hiện diện của ngài Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, người đã trực tiếp mặc bộ đồ của người nông dân, xuống ruộng để cùng bà con làm lễ Tịch Điền.


Luận điệu xuyên tạc của đám kền kền

Chính sự gần gũi, thân thiện và nhân văn đó đã khiến cho đám kền kền sôi máu, tức tối trong lòng nên tìm mọi lý do để bôi lem hình ảnh, mỉa mai tất cả những gì mà họ thấy “chướng tai gai mắt”. Đúng là một trò nhơ bẩn của những kẻ vong nô phản quốc. Từ một lễ hội truyền thống, qua ngòi bút chúng đã được chính trị hóa thành câu chuyện khác hòng hạ thấp uy tín, danh dự của Ngài Chủ tịch nước và Lê hội truyền thống.

Trong khi đó chúng ta đều biết rằng, theo sử sách, cách đây 1.030 năm, tức năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (năm 987), vua Lê Đại Hành, người vốn coi trọng nông nghiệp, đã về vùng đất núi Đọi sông Châu khởi xướng và đích thân cầm cày trong lễ xuống đồng đầu năm. Được lưu truyền từ đó đến nay, Lễ hội Tịch điền được coi như một ngày quốc lễ, một lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ, bởi nó mang ý nghĩa nhân văn, khuyến khích nhân dân lao động, sản xuất.

Hàng năm, Lễ hội Tịch điền của Hà Nam đều được tổ chức như một nét đẹp không thể thiếu được trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng - một lễ hội giàu tính nhân văn, ý nghĩa khuyến nông sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân trong việc khai hoang, mở mang ruộng đồng, đề cao quan niệm: Lấy nông nghiệp làm căn bản, coi nông nghiệp là nền tảng ổn định đất nước, ổn định xã hội.

 

0 comments:

Post a Comment