Bài hay

Friday, July 7, 2023

Chuyện bi hài quanh Nguyễn Thiếu Văn

 

Ba câu chuyện dưới đây có tính bi hài, góp phần khắc họa thêm chân dung người tự xưng là tiến sĩ luật – trạng sư, “hòa thượng” Thích Minh Tâm - Nguyễn Thiếu Văn



Suốt tuần qua, câu chuyện “thượng tọa” Thích Minh Tâm -Nguyễn Thiếu Văn (NTV) luôn là tâm điểm để bàn tán khắp nơi của cư dân người Việt ở Sydney, Úc. Một điều khá ngạc nhiên là nhiều người ở đây biết “sư” Minh Tâm là giả và NTV là tay “bán trời không văn tự”; nhưng mấy chục năm qua chẳng có một ai lên tiếng trước công luận!


Bình phong lớn nhất để làm bóng mây che mờ hết lý trí và dễ bị lường gạt đó là cái chức danh tiến sĩ luật và trạng sư với giấy tờ thật bằng tiếng Anh, mà NTV đem ra lòe trong cộng đồng nói tiếng Việt.


Nhưng từ khi thông tin về NTV tràn ngập trên các báo chí ở Việt Nam, lan sang cả Úc, nhiều người trước đây ngại nói đến thì bây giờ đã mạnh dạn cung cấp thông tin, trả lời phỏng vấn. Chúng tôi ghi lại đây một số thông tin đã được kiểm chứng hoặc có nhân chứng sống để bổ sung vào bức chân dung cũng như những hành động gian trá, mờ ám mà NTV đã làm.


Tiến sĩ và không tiến sĩ

Vì lẽ NTV đã từng khai trong đơn khi xin gia nhập Luật sư đoàn bang New South Wales (NSW) với học vị tiến sĩ. Luật sư đoàn, sơ suất trong việc thẩm định hồ sơ, đã lỡ cấp giấy hành nghề trạng sư cho tiến sĩ NTV theo đơn khai nên cái giấy hành nghề của NTV trong 10 năm là thật.

Nhưng, như Báo NLĐ đã đưa tin, Luật sư đoàn NSW đã truất phế vai trò hành nghề luật của ông vì ông mắc tội man khai, không chứng minh được nguồn gốc khoa bảng của mình.


Tuy nhiên, vì quyền cá nhân, NTV có quyền không trưng ra giấy tờ bằng cấp của mình cho bất kỳ ai, kể cả tòa án; nên dù có khai trừ ra khỏi luật sư đoàn vẫn xưng danh là “Dr Van Thieu Nguyen” để trộ thiên hạ.


Một nhân chứng nói rằng NTV đến Úc từ năm 1968 theo diện du học sinh - chương trình học bổng Colombo. NTV cũng cho rằng mình còn có học vị tiến sĩ kinh tế, khi thì nói ở Viện đại học Sydney (University of Sydney, Usyd); khi thì bảo là ở Mỹ và tiến sĩ luật tại Úc. Thực tế, NTV chỉ hay nói về bằng tiến sĩ luật, tốt nghiệp tại Viện Đại học NSW (UNSW) hơn. Cũng nhân chứng này nói, chính mắt anh đã thấy bằng tiến sĩ luật của NTV do UNSW cấp treo trên tường trong phòng làm việc của NTV.  Điều này cũng được xác nhận bởi nhiều người đã từng đến văn phòng của NTV.


Tiếp cận với các hội du học sinh Colombo từ thế hệ đầu tiên cho đến cuối cùng là năm 1974, không có ai tên Van Thieu Nguyen/Thieu Van sang du học Úc trong diện này cả. Hai nhân chứng, người đã từng chia phòng chung với NTV trong những ngày đầu ông ta mới từ Melbourne lên Sydney, vào năm 1982, cho biết là NTV vừa đến từ trại tị nạn BidongMalaysia chứ không có đi du học. Thời điểm đó họ có ra một tờ báo Việt ngữ lấy tên là Vietnam Times và NTV được giao làm chân thư ký đánh máy bản thảo.


Mặt khác, chúng tôi đã đến tận kho trữ liệu của Trường Luật UNSW, nơi mà chính NTV nói đã tốt nghiệp. Dữ liệu Trường Luật UNSW chưa bao giờ có ai tên là Nguyen Thieu Van hay Van Thieu/Thieu Van Nguyen tốt nghiệp tiến sĩ ở đây từ ngày thành lập cho đến nay!

Tiếp chuyện với PGS-TS TNB, một giảng viên Trường Luật UNSW, ông cười: “Chắc có điên mới bảo thế!”, khi đi dò tìm một tiến sĩ luật kiêm trạng sư. Ông lý giải rằng tại Úc, một người đã quyết chí học đến tiến sĩ luật thì họ theo đuổi nghiệp khoa bảng và chỉ dạy tại đại học chứ hiếm ra ngoài làm luật sư. Vì như thế sẽ khó trả nổi chi phí do hành nghề bán thời gian, và ngược lại một người đã làm luật bên ngoài, lên tới trạng sư rồi thì cũng hiếm khi quay lại học tiến sĩ, vì đã có tiền! Trường hợp vừa tiến sĩ kiêm trạng sư này, theo ông TNB thì có lẽ chỉ có một ông tây ở dưới Melbourne- người được coi là “cha đẻ” ngành luật của Úc!


Cẩn thận hơn, chúng tôi cũng tiếp xúc với kho lưu trữ của USyd, là một trong hai viện đại học lớn nhất tiểu bang NSW, cùng với UNSW, cũng không có ai tên là NTV tốt nghiệp tiến sĩ luật ở đây cả.


Nguyễn Thiếu Văn đã từng được gia đình đăng cáo phó

Về chuyện lừa đảo của NTV thì có nhiều chuyện để kể. Chỉ đơn cử một câu chuyện hy hữu mà nhiều người là nạn nhân của ông ta.


Chuyện xảy ra vào khoảng 1996-1998, khi mà NTV còn đang “danh chính ngôn thuận” hành nghề trạng sư luật. Vào năm 1996, khi các trại thuyền nhân tị nạn Việt Nam ở Philippines chính thức đóng cửa. Hàng ngàn người tị nạn còn kẹt tại đó. Theo quy định, những ai được thanh lọc sẽ được định cư ở một nước thứ ba, số còn lại phải hồi hương. Nắm bắt được tâm lý hoang mang này của dân chúng, vì cư dân Việt Nam tại Sydney có rất nhiều gia đình có người thân kẹt tại Philippines trong diện có khả năng phải hồi hương, NTV cho rằng với tài trạng sư của mình ông có thể giúp người thân của họ qua được khâu thanh lọc và được định cư ở nước thứ ba một cách dễ dàng. Số tiền mà mỗi gia đình phải chi trả cho vụ này tối thiểu là 3.000, tối đa có thể tới 45.000 đô la Úc tại thời điểm đó.


Kết cục, các gia đình này đã bị NTV cho ăn “bánh vẽ” mà chẳng ai làm gì được ông ta, vì đây là chuyện làm ăn không có tính pháp lý nên chẳng ai đi kiện. Thế nhưng, vì mất tiền, nhiều người trong số đó đã tức giận, truy tìm NTV để ăn thua đủ. Bỗng một ngày, trên một tờ báo Việt ngữ ở Sydney đăng cáo phó là Van Thieu Nguyen đã qua đời và tang gia xin cáo phó! Có lẽ đây là một chuyện bi hài “vô tiền khoáng hậu” về NTV.


“Được” chính phủ Úc cấp giấy phép làm tu sĩ phật giáo!

Đối với chúng tôi thì không lạ gì, cho đến cuối năm 2005, NTV vẫn còn là một thường dân. Một nhân chứng cũng đã kịp cung cấp cho chúng tôi bức ảnh của NTV chụp vào năm này (Báo NLĐ đã đăng). Điều này hầu như tất cả cư dân, thương nhân quanh khu cư xá thương mại Bankstown, nơi văn phòng của NTV đóng đô đều biết. “Tiến sĩ, trạng sư luật” NTV luôn xuất hiện ở mọi buổi sinh hoạt cộng đồng người Việt, những nơi có các chính khách chỉ để làm nhiệm vụ phát danh thiếp, bắt tay, tranh thủ chụp hình với những người có chức sắc.


Khoảng đầu năm 2006, bỗng dưng xuất hiện một thượng tọa Thích Minh Tâm, mà người đó không ai khác hơn là  NTV. Gặp người quen, Thích Minh Tâm xưng là đại đức, mặc dù mới hôm trước còn để tóc; gặp người ít quen thì lên thượng tọa. Chuyện đáng để nói hơn, một nhân chứng kể một bữa đó gặp Thích Minh Tâm, hỏi tại sao ông ta lại làm tu sĩ. Thích Minh Tâm nói với người này rằng ông được Chính phủ Úc cấp giấy phép làm thượng tọa (nguyên chữ Thích Minh Tâm dùng là Venerable, có nghĩa là thượng tọa trong Phật giáo).

Không biết thế gian này có còn sự điêu ngoa, đại ngôn nào hơn thế nữa không! Nhân chứng này còn cho biết, thực sự là thấy ông này ăn chay khi đi cùng với nhiều người, nhưng không ít lần thấy Thích Minh Tâm vào các hàng quán một mình mà người này biết chắc 100% các quán ăn đó không bao giờ bán đồ ăn chay cả!

Làm thầy tu sướng lắm!

Một nhân chứng kể, một bận gặp Thích Minh Tâm, hỏi tại sao đi tu. Thích Minh Tâm nghiêm chỉnh trả lời: Đi tu là dễ nhất mà sướng nhất ! Chỉ cần xuống tóc, mặc áo cà sa là thành thầy. Nhất bộ nhất bái, bước ra một bước là chúng sinh lạy thầy, cơm dâng, nước rót.



 “Thượng tọa” Thích Minh Tâm đang thuyết pháp!

Mô Phật! Là một phật tử, tôi xin không dám nghe điều này. Nhân chứng này còn khẳng định với chúng tôi là anh ta không đùa đối với tôn giáo. Thích Minh Tâm còn rủ anh xuống tóc đi tu, theo Thích Minh Tâm làm đồ đệ, rồi sẽ thấy điều Thích Minh Tâm nói là đúng. Mà chắc cũng không sai chút nào đối với những hạng người như Nguyễn Thiếu Văn!

Quảng Hoàng - Quảng Trí

Thursday, October 13, 2022

Nga công bố clip phá âm mưu khủng bố của một người Ukraine

 Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) thông báo về việc bắt giữ một công dân Ukraine được cho là đang tìm cách gài thiết bị nổ tự chế cực mạnh bên trong một cơ sở ở thành phố Bryansk. Theo thông báo được đưa ra hôm 12/10, FSB cho biết người đàn ông khoảng ngoài 50 tuổi đã đến Nga từ Ukraine qua Estonia. Mời xem ảnh cắt từ clip





Ở Nga, nghi phạm thu thập các thành phần của thiết bị nổ tự chế (IED) từ kho chứa do cơ quan đặc nhiệm Ukraine chuẩn bị từ trước. Sau đó, nghi phạm bị cáo buộc lắp ráp quả bom tại một căn hộ cho thuê. Người này được một nhân viên tình báo chuyên về chất nổ hướng dẫn cách chế tạo và thử nghiệm bom. Theo mô tả, thiết bị nổ mô phỏng đầu đạn tên lửa chống tăng, và có sức công phá tương đương 3kg thuốc nổ TNT. FSB cho biết nghi phạm đã quan sát nhà kho của một công ty hậu cần ở Bryansk, nhưng khi chưa kịp đặt bom thì bị lực lượng an ninh Nga bắt giữ. Vùng Bryansk có chung biên giới với Ukraine. Cơ quan an ninh Nga cũng công bố đoạn video ghi lại cảnh nghi phạm bị bắt và cảnh mở hộp chứa bom.

Theo FSB, nghi phạm đã “rất hối hận về hành động của mình và đang hợp tác với cơ quan điều tra”. FSB cho rằng nghi phạm được điều khiển bởi Cơ quan An ninh nội địa (SBU) của Ukraine. **** 12/10/2022

 Minh Hạnh 

Theo RT 


 

Cảnh báo về tên phản động Việt Tân tại Việt Nam đội lốt Nhà Văn

  Những ngày đầu tháng 9 vừa qua, nhân cái gọi là sự kiện nhà văn trở cờ Nguyên Ngọc tròn 90 tuổi, mấy anh chị “dân chủ” trong nước lại khuấy động ồn ào bằng loạt bài viết trên blog cá nhân hay các trang mạng chống cộng. Thực ra ở tuổi 90, dẫu vẫn là Chủ tịch Văn đoàn độc lập - một tổ chức ngoài Hội Nhà văn Việt Nam và không được Nhà nước chấp nhận, nhưng tuổi già, mắt mờ, chân chậm và bệnh tật phải ngồi xe lăn nên mức độ “lên sóng” của ông Nguyên Ngọc không còn được như vài năm trước. Và đó chính là lý do để các anh chị “dân chủ” mượn cớ nhằm “lên dây cót” tinh thần cho các thành viên Văn đoàn độc lập hoặc những người ủng hộ tổ chức phi pháp này



Trên trang blog của Nguyễn Xuân Diện có bài: Nhà văn Nguyên Ngọc bước vào tuổi 90. Ông tiến sĩ Hán Nôm này đổ một “suối” mỹ từ vào bài viết của mình: “Nguyên Ngọc lừng lững tạc một chân dung đổ bóng dài trên nền văn hóa và văn học Việt Nam suốt nửa thế kỷ qua. Khi đã bảy mươi, tám mươi Xuân, Nguyên Ngọc - như một gộc cây vẫn vắt kiệt tâm trí để dâng đời những hoa thơm quả ngọt của trí tuệ, của lòng bác ái, của sự tận tâm… Nguyên Ngọc đã là một biểu tượng đẹp đẽ của lòng nhân ái, khoan dung, của sự bền bỉ và tận tụy, của sự dấn thân và hiến dâng những mùa Xuân cho Đất Nước Đứng Lên”. Quả thực Nguyên Ngọc từng là một chân dung lớn của nền văn học Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhiều tác phẩm của ông từng là “sách gối đầu” của bao thế hệ thanh niên trên đường ra trận; nhiều tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa môn Văn của chương trình THPT… 

Nhưng rồi ông đã quay ngoắt, đã bỉ bôi, phỉ báng vào chính những điều, những con người mà ông từng trân trọng, tự hào, ngợi ca và làm nên tên tuổi của ông từ những trang văn được chắp cánh bởi lòng yêu nước. Còn những gì mà Nguyên Ngọc đang gây ra ngày hôm nay, như tập hợp những người có khả năng dùng nghệ thuật để phản kháng chế độ, chống lại Đảng, Nhà nước, cổ xúy cho trào lưu sáng tác tự do vô lối… thì không thể lấy công mà trừ tội được. Vậy nên Nguyễn Xuân Diện ngợi ca Nguyên Ngọc chính là ngợi ca con đường lầm lạc mà Nguyên Ngọc cùng những văn nghệ sĩ đu càng theo ông ta mà thôi!

Cùng “sự kiện” này, trang Văn Việt đăng lại bài của Lại Nguyên Ân - người cách đây không lâu bị cộng đồng mạng “ném đá” vì phản đối thầy cô giáo gọi trò là “con”. Nhà nghiên cứu văn học này ca ngợi Nguyên Ngọc “Như một người Anh Cả đáng tin cậy; như một tấm gương dấn thân can đảm. Nguyên Ngọc là niềm tin, niềm tự hào của chúng tôi!”. Là “nhà nghiên cứu văn học”, không biết ông Lại Nguyên Ân có biết từ khi trở thành Chủ tịch Văn đoàn độc lập - thực chất là một nhóm văn sĩ có tư tưởng chống phá Nhà nước Việt Nam, Nguyên Ngọc đã phản bội lại lý tưởng mà gần hết cuộc đời ông ta và bao người cùng thế hệ đã theo đuổi. Ông ta ca ngợi Dương Thu Hương, người đã mổ xẻ, khoét sâu những cái xấu xí, hủ lậu vào thời kỳ “đêm trước đổi mới”, trong khi bao văn sĩ cùng thời vẫn gạn đục khơi trong, làm đẹp cho đời bằng việc ngợi ca những con người, việc làm tốt đẹp. Ông ta ca ngợi Dương Thu Hương - kẻ đã kể lể trên các trang mạng chống cộng ở nước ngoài rằng trong ngày giải phóng miền Nam, bà ta đã “ngồi trên vỉa hè Sài Gòn khóc như cha chết vì thấy phe chiến thắng của mình là đội quân man rợ”. Rồi khi định cư ở nước ngoài, Dương Thu Hương tiếp tục viết những cuốn sách bôi nhọ thể chế chính trị của Việt Nam như “Tiếng vỗ cánh của bầy quạ đen”, bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cuốn “Đỉnh cao chói lọi”… Lại Nguyên Ân có biết Nguyên Ngọc đã mượn việc góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013 để vận động đòi đa nguyên, đa đảng, đòi đổi tên nước, thay quốc kỳ, thực hiện tam quyền phân lập… làm rối loạn tình hình chính trị trong nước. Vậy thì ai dám khẳng định Nguyên Ngọc chỉ hoạt động văn chương đơn thuần mà không có mưu đồ chính trị!? Trong bút ký “Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng”, Nguyên Ngọc từng tâm đắc ghi lại lời nhân vật: “Ngày xưa, người đối với người coi nhau như thú dữ, bây giờ có Đảng, có Chính phủ, có cán bộ… người với người mới tin yêu nhau, giúp nhau như thể anh em một nhà vậy. Đó là bản chất của Chủ nghĩa xã hội chúng ta đấy bà con ạ!”. 

Vậy mà ma đưa lối, quỷ dẫn đường thế nào, từ khi a dua cùng những thành phần trở cờ chống Đảng, chống lại chế độ rồi trở thành thủ lĩnh Văn đoàn độc lập, trong các tham luận tại các hội thảo này nọ, Nguyên Ngọc lại đưa ra quan điểm rằng: “Tất cả các tác phẩm văn học viết trong chiến tranh đều là những kiểu viết “minh họa” đầy chất đặt hàng của Đảng mà không phải viết do cảm xúc, do tình người của nhà văn. Do đó những tác phẩm thời chiến không có giá trị, bây giờ ta phải có nhận thức mới để thoát khỏi sự can thiệp của Đảng”. Nhiều lần, Nguyên Ngọc phát biểu rằng: “Một trong những chức năng của văn học là thức tỉnh lương tri của con người”. Vậy mà người ta lại thấy Nguyên Ngọc xuất hiện trong một clip gồm những văn sĩ trở cờ như Phạm Xuân Nguyên, Lê Hoài Nguyên, Nguyễn Quang A, Nguyễn Duy… ngồi trà rượu và bình phẩm bôi bẩn hình tượng nữ anh hùng Võ Thị Sáu bằng những câu chuyện bẩn thỉu và bất kính. Việc làm này không chỉ gây phẫn nộ với những người kính yêu, ngưỡng vọng người nữ anh hùng mà ngay cả những người ít quan tâm đến đời sống chính trị, văn hóa cũng khó chấp nhận. Hãy nhìn 61 gương mặt tham gia Văn đoàn độc lập từ những ngày đầu, khá nhiều kẻ đã vào tù, ra khám vì lý do làm gián điệp cho nước ngoài, tham nhũng, lợi dụng tự do để xuyên tạc chế độ… Hầu hết họ đều là những người có ân oán với dân tộc hoặc bất mãn với chế độ. Thử hỏi, với một tập hợp những con người bất mãn, phản bội Tổ quốc thế kia; với việc phỉ nhổ vào lịch sử và phản bội chính mình, Nguyên Ngọc sẽ “thức tỉnh” cái gì mà các nhà “dân chủ”, các trang mạng chống cộng phải rần rần ngợi ca như vậy!? ***

 Nguồn bài viết: Thảo Linh Nguồn ảnh: Googletienlang 

Wednesday, October 5, 2022

Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa Đinh Cẩm Vân

 Liên quan đến những sai phạm tại dự án Hạc Thành Tower, nguyên Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa Đinh Cẩm Vân đã bị công an tỉnh này khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". 

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, trước đó đơn vị này đã ra quyết định khởi tố vụ án để tiến hành các hoạt động điều tra liên quan đến những sai phạm xảy ra tại dự án Hạc Thành Tower, số 3 Phan Chu Trinh, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án, ngày 5/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã ban hành quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét nơi ở đối với bà Đinh Cẩm Vân - nguyên Giám đốc Sở Tài chính về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Cũng liên quan đến vụ án này, trước đó, Công an tỉnh Thanh Hóa cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giữ các bị can Nguyễn Bá Hùng, nguyên Phó giám đốc Sở Tài chính (khi bị bắt, bị can Hùng đang giữ chức Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Như Xuân) và bị can Văn Xuân Hùng, nguyên Trưởng phòng Quản lý công sản - giá cả Sở Tài chính. "Hạc Thành Tower" được biết đến một là dự án "Đất vàng giá bèo" tai tiếng suốt nhiều năm qua.



Tuesday, October 4, 2022

Đại sứ Đức Ruediger Koenig: NATO không có nghĩa vụ pháp lý nào để giúp Ukraine

 Theo đại diện thường trực của Đức tại NATO Ruediger Koenig, liên minh quân sự NATO không có nghĩa vụ pháp lý nào để giúp Kiev đẩy lùi cuộc tấn công của Moskva, vì Ukraine không phải là quốc gia thành viên của khối. Đại sứ Đức cho rằng, Điều 5 hiệp ước NATO không thể được kích hoạt trong trường hợp này. Theo Điều 5, cuộc tấn công vào một thành viên NATO được coi là cuộc tấn công chống lại toàn bộ NATO.

Mỹ và các thành viên NATO liên tục viện trợ quân sự cho NATO từ hồi tháng 2. (Ảnh: AP) Đại sứ Ruediger Koenig nhấn mạnh, NATO không muốn tham gia một cách tích cực vào cuộc xung đột Ukraine - Nga bằng mọi giá vì “điều này có thể làm bùng phát cuộc chiến quy mô lớn". Theo quan chức ngoại giao Đức, một kịch bản như vậy sẽ chứng kiến thêm 30 quốc gia tham gia vào cuộc xung đột. Ông cho rằng, đây là điều mà "không ai muốn". Đề cập đến sự hỗ trợ có thể của NATO cho Ukraine, đặc phái viên Đức giải thích rằng các quốc gia thành viên của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đang cung cấp cho Kiev vũ khí và tài chính, đồng thời gia tăng các đòn trừng phạt đối với Moskva. Ông Ruediger Koenig cho rằng, viễn cảnh về giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột hiện nay là khá mỏng manh vì lập trường của Ukraine và Nga dường như là không thể hòa giải. Sau khi Nga tuyên bố sáp nhập 4 vùng ly khai Ukraine, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, ông đã ký thông qua một đơn gia nhập rút gọn để nước này có thể trở thành thành viên NATO trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, động thái của Ukraine vấp phải "gáo nước lạnh" khi Tổng thư ký Jens Stoltenberg nói việc Kiev gia nhập NATO cần có sự đồng thuận của tất cả 30 thành viên trong liên minh. Ông tuyên bố NATO không tham gia vào xung đột Ukraine. Trong khi đó, đề cập đến nguyện vọng gia nhập NATO của Ukraine, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho rằng bây giờ không phải là thời điểm thích hợp cho điều đó. 



Nhiều nước trong NATO tuyên bố ủng hộ Kiev gia nhập khối. Hôm 2/10, Tổng thống Cộng hòa Séc, Estonia, Latvia, Litva, Bắc Macedonia, Montenegro, Ba Lan, Romania và Slovakia tổ chức cuộc họp, bày tỏ ủng hộ đối với mong muốn trở thành thành viên NATO của Ukraine, đồng thời kêu gọi tất cả các đồng minh tăng cường hỗ trợ quân sự cho Kiev. *** Nguồn: KÔNG ANH (Nguồn: RT (https://vtc.vn/nguon/rt-727.html))

Tàu ngầm Nga mang vũ khí ‘ngày tận thế’ biến mất khỏi cảng ở Bắc cực

 Một số báo đưa tin tàu ngầm hạt nhân hàng đầu của Nga đã biến mất khỏi cảng ở Bắc cực, cùng với “vũ khí ngày tận thế”. 

Tàu ngầm Belgorod của Nga Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhiều lần cảnh báo các thành viên rằng tàu ngầm Belgorod của Nga có vẻ không còn hoạt động ở khu vực ngoài khơi căn cứ Biển Trắng, nơi nó vẫn hiện diện từ tháng 7 năm nay. Theo báo chí Ý, các quan chức NATO cho rằng Nga có thể sắp thử nghiệm hệ thống vũ khí “Poseidon” trên tàu ngầm Belgorod. Đó là một phương tiện không người lái mang theo bom hạt nhân mà Nga khẳng định là có thể tạo ra “một trận sóng thần phóng xạ”.

 Phương tiện không người lái có thể tách khỏi tàu ngầm vào bất kỳ lúc nào và kích nổ ở độ sâu 1km gần bờ biển. Theo báo chí Nga, thiết bị này có thể tạo ra cột sóng cao hơn 480m mang chất phóng xạ ập vào bờ biển. Tàu ngầm dài 182m được bàn giao cho Hải quân Nga từ tháng 7 năm nay, theo chương trình phát triển và vận hành thế hệ “siêu vũ khí” mới. Rebekah Koffler, một chuyên gia tình báo chiến lược, cho rằng Nga chỉ dùng loại vũ khí đó như một giải pháp cuối cùng, “nếu Nga và Mỹ chiến tranh trực diện và Nga đang thua cuộc”. 



Ông Koffler cho rằng thiết bị này có thể chưa hoạt động cho đến năm 2027, nhưng Nga có thể thử nghiệm để gây sức ép với Ukraine và phương Tây. Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây cảnh báo việc sử dụng vũ khí hạt nhân “không phải nói đùa”. Chưa biết tàu ngầm Belgorod đang ở khu vực nào từ ngày 3/10. Điều này không khiến Koffler ngạc nhiên. Theo chuyên gia này, các tàu ngầm Nga có năng lực tàng hình tốt nhất thế giới, thậm chí từng vào cả vùng biển của Mỹ mà không bị phát hiện. “Có những lần các tàu ngầm hạt nhân Nga mang theo tên lửa hành trình tầm xa vào gần bờ biển Mỹ mà không bị phát hiện trong nhiều tuần”, Koffler nói với Fox News.

Đầu năm 2010, một tàu ngầm Nga chỉ bị phát hiện sau khi đang rời khỏi vùng biển của Mỹ. *** Nguồn: Theo Fox News 

Monday, September 12, 2022

KỶ NIỆM 109 NĂM NGÀY SINH GIÁO SƯ TRẦN ĐẠI NGHĨA – “ÔNG VUA VŨ KHÍ” CỦA VIỆT NAM (13/9/1913 – 13/9/2022)

  KỶ NIỆM 109 NĂM NGÀY SINH GIÁO SƯ TRẦN ĐẠI NGHĨA – “ÔNG VUA VŨ KHÍ” CỦA VIỆT NAM (13/9/1913 – 13/9/2022)

Trần Đại Nghĩa là cái tên không chỉ giới nghiên cứu lịch sử quân giới trong nước biết đến, mà dường như cả thế giới đều biết đến ông với danh hiệu “ông vua” vũ khí Việt Nam. Ông là một trong những trí thức kiều bào yêu nước đầu tiên theo Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về nước để phụng sự Tổ quốc.
Trần Đại Nghĩa là một bậc đại trí thức đã từ bỏ mọi vinh hoa phú quý ở nước ngoài để trở về Tổ quốc thực thi sứ mệnh của một công dân yêu nước. Từ những năm mới bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp tái xâm lược, cái tên bí mật Trần Đại Nghĩa đã trở thành một huyền thoại gắn liền với việc sản xuất vũ khí, gây ngạc nhiên và ngưỡng mộ cho mọi người Việt Nam lẫn kẻ thù và bạn bè quốc tế. Trên cương vị Cục trưởng Quân giới, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, ông không chỉ có công đầu xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng mà còn góp phần quan trọng đặt nền móng cho nền khoa học kỹ thuật hiện đại nước ta.
Hành trang của một người trí thức yêu nước
Trần Đại Nghĩa, tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13/9/1913 trong một gia đình nhà giáo nghèo tại xã Xuân Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Năm lên 6 tuổi, Phạm Quang Lễ chứng kiến sự ra đi của người cha thân yêu. Lời trăng trối của cha “con phải chăm lo học hành, sau này mang kiến thức của mình ra để giúp ích cho đời” đã theo ông suốt cả cuộc đời.
Ngôi trường Trung học đệ nhị Petrus Ký nổi tiếng ở Sài Gòn những năm 30 của thế kỷ trước là nơi cậu học sinh Phạm Quang Lễ theo học từ năm 1930 đến năm 1933. Ông luôn được thầy cô và bạn bè chú ý bởi sự thông minh và trí nhớ khác người.
Năm 1935 là một bước ngoặt đối với người thanh niên Phạm Quang Lễ. Ông được cấp học bổng xuất dương du học. Khi được học bổng sang Pháp học, Phạm Quang Lễ quyết tâm chạy đua với thời gian, lấy được 6 bằng đại học và chứng chỉ của các trường đại học danh tiếng của Pháp. Khác với những người khác, lần du học của Phạm Quang Lễ có mục đích rõ ràng. Ông học về khoa học chế tạo vũ khí nhằm phụng sự Tổ quốc giành độc lập. Song, đây là lĩnh vực bí mật và cấm tuyệt đối người dân thuộc địa. Vì vậy, trong suốt 11 năm ở Pháp, Phạm Quang Lễ chỉ có thể tự mò mẫm và bí mật học hỏi, sưu tầm tài liệu về các loại vũ khí.
Cuộc gặp gỡ giữa ông và Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Paris đã trở thành cuộc gặp gỡ định mệnh làm thay đổi cuộc sống của Phạm Quang Lễ. Rời thủ đô Paris hoa lệ của nước Pháp, rời bỏ mức lương 20 lạng vàng 1 tháng, Phạm Quang Lễ cùng với kỹ sư luyện kim Võ Quý Huân, bác sĩ Trần Hữu Tước đã theo Hồ Chủ tịch trở về Tổ quốc mang theo tâm nguyện phụng sự đất nước. Trước khi về nước, kỹ sư Phạm Quang Lễ đã tập trung thu thập hàng nghìn cuốn sách liên quan đến nhiều lĩnh vực mà phần lớn để phục vụ chiến tranh.
Sự trở về của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỹ sư Phạm Quang Lễ không phải bằng máy bay mà bằng một tàu chiến của Pháp. Bốn mươi ngày lênh đênh trên biển, những lời nói giản dị nhưng vô cùng sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với các cử chỉ, hành động cụ thể của Người đã cảm hóa, chinh phục trái tim người trí thức trẻ Phạm Quang Lễ, cũng như tất cả những người có mặt trên chuyến tàu, kể cả các thủy thủ Pháp.
“Ông Phật làm súng”
Trở về nước, trong năm 1946, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gay go, ác liệt, Phạm Quang Lễ được Bác Hồ giao làm Cục trưởng Cục Quân giới với trọng trách là nghiên cứu, chế tạo ra vũ khí để bộ đội ta đánh giặc. Bác nói: “Đây là việc đại nghĩa. Vì thế, từ nay Bác đặt tên cho chú là Trần Đại Nghĩa...”.
Đảm nhiệm chức Cục trưởng Cục Quân giới trong điều kiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ là một thử thách không nhỏ đối với Trần Đại Nghĩa. Tuy nhiên, với vốn kiến thức tích lũy được trong thời gian học tập ở nước ngoài, cộng với sự thông minh, trí sáng tạo, ông đã nhanh chóng bắt tay vào trực tiếp nghiên cứu và chỉ đạo nghiên cứu sản xuất vũ khí phục vụ cuộc chiến đấu của quân và dân ta.
Giáo sư Trần Đại Nghĩa cùng các đồng chí của mình đã chế tạo thành công súng và đạn bazooka, súng đại bác không giật (SKZ) là những loại vũ khí có trình độ hiện đại của thế giới. Đây là một kỳ tích phi thường của quân và dân ta. Những loại vũ khí này đã tham gia hầu hết các trận đánh, duy trì cục diện chiến tranh nhân dân, tạo nên những kỳ tích mang màu sắc chiến tranh nhân dân Việt Nam. Khen ngợi những chiến công của bazooka ở chùa Trầm, thấy kỹ sư Trần Đại Nghĩa là người hiền lành, ít nói, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gọi ông là “Ông Phật làm súng”.
Trong kháng chiến chống Mỹ, huyền thoại về ông một lần nữa được viết tiếp khi ông trở thành người hỗ trợ về tinh thần cho những phát minh về quân giới cho đến ngày đất nước giành được độc lập. Dưới sự lãnh đạo của Giáo sư Trần Đại Nghĩa, chúng ta đã chế tạo thành công nhiều loại vũ khí trang bị bằng vật liệu có sẵn, với công nghệ đơn giản như: Ngòi thủy lôi áp suất ABS, các loại mìn, thủ pháo cho đặc công đánh hiểm, sau này phát triển thành thủ pháo dù cho đặc công đánh sâu trong lòng địch, đặc biệt là cải tiến ĐKB-H12 theo công nghệ của ta từ viện trợ của Liên Xô trước đây.
Tấm gương của một nhà nghiên cứu chân chính, hết lòng vì sự nghiệp khoa học nước nhà
Giáo sư Trần Đại Nghĩa từ một trí thức Tây học đã trở thành một trong những người tiêu biểu cho ý chí, nghị lực và tinh thần phấn đấu cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Chỉ trong một thời gian ngắn, bằng tài năng, trí tuệ và tinh thần vượt khó đáng khâm phục, ông đã trực tiếp nghiên cứu và chỉ đạo nghiên cứu ra nhiều loại vũ khí hiện đại, điển hình là súng bazooka, SKZ và đạn bay.
Sự ra đời của những loại vũ khí mang tên Trần Đại Nghĩa đã đưa trí tuệ Việt Nam vươn tới đỉnh cao của nền khoa học - kỹ thuật thế giới lúc bấy giờ.
Với những cống hiến xuất sắc, năm 1948, Giáo sư Trần Đại Nghĩa được phong quân hàm Thiếu tướng đợt đầu tiên của Nhà nước Việt Nam. Năm 1952, ông cũng trở thành người trí thức Việt Nam đầu tiên được phong danh hiệu Anh hùng Lao động. Năm 1966, ông được phong danh hiệu Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô; đồng thời cụm công trình nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo vũ khí, gồm súng bazooka, súng SKZ và đạn bay của ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu tiên.
Ngày thống nhất đất nước, Trần Đại Nghĩa có ghi vào cuốn sổ tay của mình một câu: "Đã hoàn thành nhiệm vụ!". Khi nói về bạn bè của mình ở lại bên Pháp, ông cho rằng “họ có cuộc sống đầy đủ, sung sướng hơn tôi nhiều, nhưng về khía cạnh phụng sự Tổ quốc, họ chẳng có gì cả". Được phụng sự cho Tổ quốc, cho dân tộc là lí tưởng theo đuổi của cuộc đời ông. Đúng như tên Bác Hồ đặt cho ông, cả cuộc đời ông đã sống trọn cho khát vọng cống hiến tâm sức của mình cho sự nghiệp đại nghĩa của dân tộc.
Suốt cuộc đời phụng sự Tổ quốc, Thiếu tướng - Giáo sư - Viện sĩ - Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao cho nhiều trọng trách: Cục trưởng Cục Quân giới; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần; Thứ trưởng Bộ Công thương; Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nặng; Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước; Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước; Hiệu trưởng đầu tiên Đại học Bách khoa Hà Nội; Viện trưởng đầu tiên Viện Khoa học Việt Nam; Chủ tịch đầu tiên Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam...
Ông cũng là nhà khoa học đầu tiên được thụ phong cấp Tướng năm 1948 và là vị Tướng đầu tiên được tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng Lao động tại đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc đầu tiên năm 1952.
Tổng hợp từ TTXVN, BTLSQS